Tài liệu sữa máy 1 kim bước suntar
Tài liệu sữa máy 1 kim bước suntar
Điều chỉnh hệ thống bôi trơn:
4.1. Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho các bề mặt chi tiết:
- Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho cò giật chỉ và biên trụ kim tại vít (1), lượng dầu tối thiểu được cung cấp khi ta xoay vít (1) theo hướng cùng chiều kim đồng hồ.
- Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho cò giật chỉ và biên trụ kim tại vít (1), lượng dầu tối thiểu được cung cấp khi ta xoay vít (1) theo hướng cùng chiều kim đồng hồ.
- Lượng dầu tối đa được cung cấp khi ta xoay vít (1) theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
4.2. Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho ổ:
Hình 1.19 Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho ổ.
1- Biên trụ kim 2- Khủy cò
- Xoay vít mũ theo chiều dương lượng dầu vào ổ tăng và ngược lại xoay vít mũ theo chiều âm lượng dầu vào ổ giãm.
5. Điều chỉnh cơ cấu cung cấp chỉ:
5.1. Điều chỉnh đáp dẫn chỉ:
- Khi may vải dày, chuyển đáp (1) qua trái để tăng lượng chỉ được kéo vào từ cuộn chỉ bởi cò giật chỉ.
- Khi may vải mỏng, chuyển đáp (1) qua phải để giảm lượng chỉ được kéo vào từ cuộn chi bởi cò giật chỉ.
- Thông thường, đáp (1) ở vị trí mà vạch (c) của nó trùng tâm vít hãm.
Hình 1.20. Điều chỉnh đáp dẫn chỉ
1. Đáp dẫn chỉ
5.2. Điều chỉnh râu tôm giật chỉ:
- Hành trình và độ căng râu tôm được điều chỉnh theo nguyên kiệu may:
Nguyên liệu may | Độ căng | Hành trình |
Dày (mũi may dài) | lớn | ngắn |
Mỏng (mũi may ngắn) | nhỏ | dài |
Hình 1.21. Điều chỉnh sức căng râu tôm
5.2.1. Điều chỉnh hành trình râu tôm:
- Nới lỏng vít (2)
- Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ thì làm tăng hành trình của râu tôm.
- Xoay trụ (3) theo chiều ngược kim đồng hồ thì làm giảm hành trình râu tôm.
Hình 1.22. Điều chỉnh hành trình râu tôm
1- Lò xo giật chỉ 2- Vít hãm 3- Trụ đồng tiền
4- Vít hãm trụ 5- Đồng tiền ép
5.2.2. Thay đổi độ căng râu tôm:
- Nới lỏng vít (4)
- Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ thì tăng độ căng râu tôm.
- Xoay trụ (3) ngược chiều kim đồng hồ thi giảm độ căng râu tôm.
5.3. Điều chỉnh lực căng chỉ máy 1 kim công nghiệp:
- Yêu cầu điều chỉnh cụm đồng tiền trên là phải hãm chỉ đều, lực hãm phải có tính đàn hồi, để khi đường kính chỉ thay đổi thì bộ phận hãm chỉ hoạt đông tốt.
Dưới nay là các trường hợp xảy ra:
Hình 1.23. Điều chỉnh lực căng chỉ
1- Núm vặn đồng tiền 2- Vít điều chỉnh me thuyền
- Cụm tiếp chỉ điều chỉnh đúng: Nút thắt giữa chỉ trên và chỉ dưới nằm giữa 2 lớp vải. Chỉ ôm sát mặt nguyên liệu.
- Hiện tượng nỗi chỉ trên:
- Cò giật chỉ kéo nhánh chỉ phía lỗ kim nhiều hơn, gây nên hiện tượng sùi chỉ trên.
- Hình vẽ cho ta thấy nổi chỉ trên là do chỉ trên quá chặt hay chỉ dưới quá lỏng, nếu chỉ dưới quá chặt ta vặn núm điều chỉnh cụm đồng tiền theo chiều (-) mũi tên. nếu chỉ dưới quá lỏng ta xiết vít hãm me thuyền theo chiều (+) mũi tên, sao cho nút thắt chỉ trên và chỉ dưới nằm ở giữa 2 lớp nguyên liệu và ôm sát mặt nguyên liệu.
- Hiện tượng nỗi chỉ dưới:
- Cò giật chỉ kéo nhánh chỉ phía cuộn chi nhiều hơn, vòng chỉ không rút lên được hết, gây nên hiện tượng nỗi chỉ dưới.
- Hình vẽ cho ta thấy hiện tượng nỗi chỉ dưới là do chỉ quá chặt ta điều chỉnh bằng cách nới lỏng vít hãm me thuyền theo chiều (-) mũi tên, nếu chỉ quá lỏng vặn núm điều chỉnh lực ép cụm đồng tiền theo chiều (+) mũi tên.
- Hiện tượng lỏng chỉ:
- Khi lực ép đồng tiền chỉ trên và lực ép me thuyền chỉ suốt dưới lỏng, thì gây nên hiện tượng lỏng chỉ trên 2 mặt nguyên liệu, đường may không thẳng hàng, chỉ ôm không sát nguyên liệu.
- Ta điều chỉnh bằng cách xiết vít hãm me thuyền theo chiều (+) mũi tên và đồng thời vặn núm điều chỉnh cụm đồng tiền theo chiều (+) mũi tên.
- Hiện tượng chặt chỉ:
- Khi lực ép đồng tiền chỉ trên và lực ép me thuyền quá chặt, thì gây nên hiện tượng chặt chỉ trên 2 mặt nguyên liệu, đường may nhăn nhúm.
- Ta điều chỉnh bằng cách nới lỏng vít hãm me thuyền theo chiều (-) mũi tên và đồng thời vặn núm điều chỉnh cụm đồng tiền theo chiều (+) mũi tên.
Hình 1.24. Hiện tượng nỗi chỉ dưới
5.4. Hướng dẫn cách xỏ chỉ:
Hình 1.25. Hướng dẫn cách xỏ chỉ máy 1 kim
6. Các bệnh hỏng hóc thông thường của máy may bằng một kim mũi may thắt nút:
6.1. Đứt chỉ:
- Nguyên nhân do chỉ:
- Chất lượng chỉ không đảm bảo.
- Dùng chỉ đúng độ se (đối với máy may 1kim mũi thắt nút phải dùng chỉ se).
- Nguyên nhân do máy.
6.2. Đứt chỉ trên:
- Chỉ đi qua nơi sắc cạnh.
- Bản lề thuyền không khép kín.
- Độ căn chỉ trên quá lớn.
- Cò giật chỉ rơ mòn.
- Ruột ổ rơ mòn.
- Sử dụng kim và chỉ không phù hợp.
- Chủng loại kim sai, chỉ số kim sai
- Kim lắp sai.
- Chỉnh mỏ ổ đi quá sớm hoặc quá muộn.
- Máy chạy ngược.
- Chỉ bị kẹt trên đường đi.
- Sức căng chỉ quá lớn hay quá nhỏ.
- Kim bị cong hoặc bị sướt hoặc bị cùn.
- Kim quá nhỏ hay quá lớn so với chỉ.
- Lắp kim sai hướng.
6.3. Đức chỉ dưới:
- Me thuyền, me ổ, lỗ tấm kim sắt cạnh.
- Sức căng chỉ dưới quá chặt.
- Suốt chỉ quá đầy.
- Suốt chỉ bị sướt hoặc sắc cạnh.
- Vỏ thuyền bị khuyết hoặc ovan.
6.4. Bỏ mũi:
- Bước đi kim- ổ sai.
- Mỏ ổ mòn.
- Dùng kim và chỉ không phù hợp.
- Kim bị cong.
- Mũi kim bị cùn.
- Kim quá nhỏ hay quá lớn so với chỉ sử dụng.
- Kim gắn sai chiều.
- Lực ép chân vịt quá yếu, chân vịt cong vênh.
- Lỗ tấm kim lớn.
- Kim cong, tà mũi.
- Trụ kim cong, rơ mòn.
- Vải quá mỏng hoặc quá dày.
- Sức căn chỉ kim quá lớn.
- Tốc độ máy nhanh.
- Định thời điểm đưa vải sai.
- Điều chỉnh lò xo giật chỉ sai( khoảng hoạt động quá lớn, sức căng chỉ quá nhiều).
- Răng cưa không đụng vải.
- Rãnh chân vịt quá lớn.
- Chân vịt không song song với mặt nguyệt.
6.5. Gãy kim:
- Kim cong, trụ kim rơ mòn.
- Bước đi kim – ổ sai.
- Chỉ to so với kim
- Chỉ trên quá căng.
- Kim đâm vào chân vịt, tấm kim, thân suốt.
- Kim bị tuột.
- Chất lượng nguyên liệu không đều.
- Kim đâm quá sâu.
- Ruột ổ rơ mòn.
- Đòn gánh ruột ổ tuột.
- Bước đi kim – răng cưa sai.
6.6. Nổi chỉ:
6.6.1. Nổi chỉ trên:
- Đồng tiền quá chặt hoặc me thuyền quá lỏng.
- Râu tôm quá căng hoặc răng cưa đẩy quá nuộn.
6.6.2. Nổi chỉ dưới:
- Đồng tiền quá lỏng hoặc me thuyền quá chặt.
- Râu tôm yếu, răng cưa nay sớm.
6.6.3. Nổi chỉ từng đoạn:
- Mấu đòn gánh điều chỉnh chưa đúng.
- Ruột ổ rơ mòn.
- Me thuyền lệch hoặc mòn thành rãnh.
6.7. Các hỏng hóc khác:
- Mũi may không đều.
- Răng cưa mòn hoặc quá thấp.
- Lực ép chân vịt yếu.
- Chân vịt rơ lỏng.
- Vải may bị dồn giữa mặt nguyệt và răng cưa.
- Hư hỏng hệ thống bôi trơn
- Vải nhăn.
- Lực căng 2 chỉ quá lớn.
- Răng cưa quá cao.
- Lực đè chân vịt quá lớn.
- Kim quá lớn.
- Răng cưa đẩy quá sớm.
- Chỉ có độ ma sát cao.
- Ổ đi quá trể.
- Đường dẫn chỉ không tốt.
- Mặt chân vịt không trơn.
- Lỗ mặt nguyệt quá lớn.
- Rãnh chân vịt quá lớn.
- Chân vịt không song song với mặt nguyệt.
- Đầu kim bị cùn.
- Độ nghiêng của răng cưa không đúng.
- Tốc độ may quá nhanh.